Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay các này hiện hữu ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi, nguy hiểm hơn nếu để lâu còn tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm nặng…

Mất ngủ ở người trẻ – ẩn giấu tình trạng báo động

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% – 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên là do thiếu sự cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, tăng sức ép về học tập, công việc, gia đình và xã hội, cũng như những khó khăn về tài chính…..

Theo các nghiên cứu gần đây, khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.

Não bộ bị tổn thương khi mất ngủ kéo dàiKhông những thế, trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ.

Làm gì để mất ngủ không còn là nỗi lo ?

Theo bác sĩ Trần Nhựt Minh – đại diện hội đồng bác sĩ Reviv, cho biết: việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là tự bản thân mỗi người đều phải cố gắng thay đổi suy nghĩ tích cực hơn thông qua các hoạt động nhằm tái tạo sức lao động: tập thể dục thể thao, tập yoga, gặp gỡ bạn bè, tập tĩnh tâm hoặc học một môn nghệ thuật mới (vẽ, âm nhạc…).

Bên cạnh đó, để cải thiện chứng mất ngủ – một phân nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm, bác sĩ Minh khuyên mỗi người nên thực hiện các việc thường làm trước khi đi ngủ với một tinh thần thư giãn, thoải mái: vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, đọc sách, nghe nhạc nhẹ du dương, nằm thẳng hít thở sâu….

Nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, chỉ ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa. Đồng thời tránh sử dụng điện thoại khi đi ngủ vì các thiết bị này phát ra ánh sáng có thể khiến chúng ta khó ngủ hơn. Đặc biệt tránh dùng các thức uống có chứa caffeine (trà, cà phê…), hút thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Caffeine và nicotin có trong thuốc lá là chất kích thích sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái tỉnh táo. Cuối cùng hãy giữ tâm thái thoải mái trước khi đi ngủ”, bác sĩ Minh nói.

Bên cạnh việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, chúng ta nên sử dụng liệu pháp tăng cường, hỗ trợ đem lại giấc ngủ ngon.